Trong giờ học dạy trẻ đếm, nhận biết nhóm đối tượng trong phạm vi, cô giáo hướng dẫn cụ thể, chính xác về cách đếm, số lượng, so sánh tạo nhóm có số lương, nhận biết các chữ số... Sau đó, trẻ còn được tham gia vào các trò chơi vui nhộn, bằng phương pháp học bằng chơi, chơi mà học như vậy trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó, làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ, đồng thời trẻ thể hiện vốn hiểu biết giúp giáo viên.
Việc hình thành các biểu tượng toán học từ hoạt động làm quen với toán giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… Góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ, sử dụng đúng các từ ngữ trong toán học. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thầm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Ngoài hình thức cho trẻ làm quen với toán qua hoạt động học có chủ đích, thì có nhiều hình thức để các bé làm quen với toán, như cô tạo cơ hội hứng thú cho trẻ qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi: hoạt động ngoài trời, hoạt động học khác, hoạt động chơi, giờ ăn...để trẻ sử dụng các hiểu biết đã có giải quyết các tình huống trong thực tế để đếm, nhận biết số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian, định hướng ngày và các ngày trong tuần… từ đó nâng cao khả năng nhận thức làm quen với toán của trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết. Hoạt động làm quen với toán là một hoạt động theo chương trình học hàng ngày trên lớp là không thể thiếu đối với trẻ mầm non và là tiền đề cho các bậc học tiếp theo.
P/s: Dưới đây là một số hình ảnh của các bạn lớp mẫu giáo bé C3: